Không có nội dung nào được liệt vào phân loại này.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Huyền là người đồng sáng lập Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ Việt Nam, và là chủ nhiệm Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư - bao gồm một số dự án hỗ trợ phụ nữ Việt Nam cải thiện sức khỏe của họ.
Tiến sĩ Huyền có hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Điều dưỡng và là một nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe phụ nữ, bệnh mãn tính, chăm sóc ung thư và giáo dục điều dưỡng. Nghiên cứu của cô tập trung chủ yếu vào sức khỏe của phụ nữ và các chương trình hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ trong suốt cuộc đời họ.
Hiện tại, tiến sĩ Huyền là giảng viên cao cấp của Chương trình Điều dưỡng tại Trường Đại học VinUniversity. Tại đây, cô đồng thời giữ vị trí quản lý và phát triển chương trình giảng dạy Điều dưỡng. Cô cũng là học giả của Trung tâm Y tế Toàn cầu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) và là thành viên của Hiệp hội Điều dưỡng và Hộ sinh toàn cầu.
Giáo sư Debra Anderson là người sáng lập và chủ nhiệm của Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ toàn cầu. Cô tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Y học Dự phòng và Xã hội, từng đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng khoa Nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Sydney, Trưởng khoa Điều dưỡng và Hộ sinh tại Đại học Griffith, Giám đốc Nghiên cứu của Trường Đào tạo Điều dưỡng tại Đại học Công nghệ Queensland và Trưởng nhóm nghiên cứu liên quan đến các bệnh mãn tính tại Viện Nghiên cứu Y sinh và Sức khỏe. Hiện cô đang là Viện trưởng Viện Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Công nghệ Sydney, Úc.
Giáo sư Anderson luôn tận tâm hỗ trợ phụ nữ nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống của họ ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Trong những năm qua, nghiên cứu của cô đã tập trung vào việc tìm hiểu cơ sở và tác động của các hành vi có nguy cơ ở phụ nữ và thử nghiệm các cách thay đổi hành vi phù hợp. Mục tiêu của các nghiên cứu nhằm thúc đẩy sức khỏe và thay đổi hành vi lành mạnh ở phụ nữ bao gồm người đang và không mắc bệnh mãn tính, với nhóm đối tượng chính là phụ nữ tuổi trung niên, phụ nữ trẻ và phụ nữ sau điều trị ung thư.
Cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn diện của Giáo sư Anderson kết hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ, bao gồm kiểm soát căng thẳng và lo lắng, giấc ngủ và các hỗ trợ xung quanh cho những thay đổi nội tiết tố từ trước khi mang thai đến giai đoạn sau mãn kinh. Chính cách tiếp cận này đã truyền cảm hứng cho nhóm phát triển Chương trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam sáng lập và thực hiện các chương trình hướng tới nâng cao chất lượng sức khỏe toàn diện.
Tiến sĩ Heena Akbar là nghiên cứu viên của Khoa Sức khỏe, Trường Dịch vụ Thể dục và Dinh dưỡng tại Đại học Công nghệ Queensland. Nghiên cứu của cô đề cập đến sự thay đổi hành vi xã hội và trao quyền cho phụ nữ Pasifika sống với các bệnh mãn tính, xác định và đồng phát triển các giải pháp với cộng đồng để cải thiện sức khỏe của phụ nữ Pasifika và giảm tác động của gánh nặng bệnh mãn tính đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu của Úc.
Dự án của cô tích hợp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng và kiến thức bản địa để thu hút các đối tác cộng đồng Pasifika, các tổ chức chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ y tế nhằm cải thiện việc phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác trong cộng đồng Maori & Pasifika.
Cô đã phát triển một chương trình, có sự chỉnh sửa phù hợp với các yếu tố văn hóa, liên quan đến can thiệp tự quản lý bệnh tiểu đường lấy gia đình làm trung tâm(Chương trình Sức khỏe cho Phụ nữ Tiểu đường của Pasifika) để cải thiện kết quả sức khỏe bệnh tiểu đường, giảm các lần xuất viện muộn, chi phí liên quan và khuyết tật do các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường của người Maori & Pasifika mắc bệnh tiểu đường.
Chị Thuận là một nhà nghiên cứu trẻ trong Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ Việt Nam. Chị tốt nghiệp Thạc sĩ Điều dưỡng tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2019. Công việc hiện tại của chị liên quan đến việc phát triển nội dung cho Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ sau sinh, và Dự án “Tảo hôn: Thúc đẩy trao quyền cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam”
Với nền tảng chuyên sâu về học thuyết điều dưỡng-chăm sóc, và kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến chăm sóc và tư vấn giáo dục sức khỏe các vấn đề khác nhau, chị kì vọng sẽ thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ Việt Nam sau sinh và nhóm đối tượng yếu thế tạicác vùng núi, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.
TS. Trần Thị Ngọc Mai được đào tạo về cử nhân điều dưỡng (trường đại học Y Hà Nội), thạc sỹ và tiến sỹ y tế công cộng (đại học công nghệ Queensland, Australia).
Cô là chuyên viên nghiên cứu về nghiện chất, hành vi nguy cơ và những hệ quả không mong đợi về sức khỏe. Các nghiên cứu và chương trình can thiệp tập trung cải thiện khả năng tương tác, gắn kết cộng đồng và hiệu quả của các chính sách y tế và các chương trình truyền thông cho nhóm người yếu thế (phụ nữ, thanh thiếu niên, người trẻ tuổi).
TS. Mai có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu và các dự án tập trung nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng, cô tham gia vào Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam với góc nhìn của một chuyên gia y tế công cộng, nhằm làm đa dạng hóa và toàn diện hơn cách tiếp cận các vấn đề sức khỏe sau sinh.
Kể từ năm 2022, Anh Thái cộng tác với Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ sau sinh (WWAGBP) với vai trò là chuyên gia truyền thông và marketing tích hợp.
Qua dự án iCan-Manage, chúng tôi mong muốn áp dụng những công nghệ thông tin mới nhất để cải thiện y tế cộng đồng, đặc biệt là nhóm những bệnh nhân ung thư.
Những điều đơn giản tưởng chừng như nhỏ bé nhưng có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn. Bởi lẽ đó, chúng tôi thực hiện chương trình này với mong muốn sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sau điều trị ung thư thông qua những thay đổi nhỏ từ chế độ ăn uống, tập thể dục đến những bài tập chánh niệm.
Sức khỏe là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Với sự kết hợp giữa tiến bộ y học và công nghệ hiện đại, đội ngũ Cancer Well Program chúng tôi hy vọng có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong chăm sóc sức khỏe và mang lại sự hỗ trợ thiết thực cho những phụ nữ đã/đang mắc ung thư, giúp họ tìm lại niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống
Từ rất lâu trước khi dấn thân vào trường Y, tôi đã mang trong mình tình yêu dành cho Sức khỏe Phụ nữ. Đối với tôi, được làm việc với phụ nữ ở mọi lứa tuổi với những vấn đề sức khỏe khác nhau thông qua dự án này đã khiến niềm đam mê ấy ngày càng được nuôi lớn.
Nghiên cứu là nền móng của thay đổi. Tôi mong dự án ICanManage sẽ là bước đệm đầu tiên trong mục tiêu phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe ở thời đại công nghệ đầy hứa hẹn này.
Mang trong mình sứ mệnh của một điều dưỡng viên tương lai, tôi rất vinh dự và tự hào khi được tham gia vào dự án đầy ý nghĩa này. Sự thành công của dự án sẽ đem đến những bước tiến mới trong việc kết hợp công nghệ và y học để cải thiện sức khỏe của người bệnh ung thư tại Việt Nam.
Đối với một sinh viên, em cảm thấy vinh dự và trách nhiệm khi được cống hiến trong dự án về sức khỏe con người. Em mong dự án có thể phát triển xa hơn trên thế giới.
Chăm sóc người bệnh là sứ mệnh cao quý của điều dưỡng viên. Mang trong mình sứ mệnh ấy, em muốn nâng cao vị thế ngành điều dưỡng ở Việt Nam với sự giúp đỡ từ công nghệ trong giáo dục và thực hành y khoa.
Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được tham gia vào đội ngũ Cancer Wellness Program. Tôi hi vọng rằng dự án sẽ giúp ích cho sức khỏe tinh thần của phụ nữ mắc ung thư nói riêng và sức khỏe tổng thể của họ nói chung.
Nghiên cứu khoa học thúc đẩy đổi mới và khám phá. Bằng việc tham gia vào đội ngũ Cancer Wellness Program, tôi hy vọng rằng công việc của mình sẽ góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt trong thời đại công nghệ đang phát triển không ngừng này.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương tốt nghiệp Tiến sĩ Điều dưỡng tại Đại học Công nghệ Queensland, Úc vào năm 2013. Cô hiện là giảng viên cao cấp tại Chương trình Điều dưỡng thuộc Trường Đại học VinUniversity, Việt Nam. Đồng thời, cô cũng là thành viên của Sigma Global Nutrition Excellence - Phi Gamma Chapter; và là thành viên của Chi hội giáo viên Điều dưỡng Việt Nam - Hội Điều dưỡng Việt Nam.
Cô hiện đang là chủ nhiệm của Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ Việt Nam sau sinh (WWAGBP). Chương trình có sứ mệnh nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh, từ đó khích lệ phụ nữ thực hiện tốt việc tự chăm sóc bản thân, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh, và chăm sóc sức khỏe của em bé một cách tốt nhất.
Với sự quan tâm tới sức khỏe phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ở mọi khu vực và hướng đến một cộng đồng nữ giới khỏe mạnh, bản lĩnh và tự tin, TS Hương đã có nhiều nghiên cứu và các dự án đóng góp hỗ trợ cho cộng đồng yếu thế này. Hiện tại, cô đồng thời là Chủ nhiệm Dự án “Phát triển gói giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh” tại khu vực vùng núi phía Bắc, được tài trợ bởi Quỹ cựu sinh Úc (Australian Alumni Grants); và tham gia nhóm Dự án “Tảo hôn: Thúc đẩy trao quyền cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam” được tài trợ bởi Quỹ hỗ trợ hợp tác nghiên cứu của Trung tâm Đông Nam Á-Sydney.
Chị Hoàng Phương Anh tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Chị hiện đang là Ứng viên Chương trình Thạc sĩ nghiên cứu, Trường Đại học Công nghệ Queensland. Chị hiện đang điều phối các chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUniversity và đồng thờilà trợ giảng tại Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, Trường Đại học Y Hà Nội, và cũng là thành viên của Sigma Global Nutrition Excellence - Phi Gamma Chapter.
Với khát vọng mang tới cuộc sống khỏe mạnh của phụ nữ trong mọi giai đoạn của cuộc đời họ, chị đã chung tay cùng đội ngũ Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho phụ nữ sau sinh (WWAGBP) và các chương trình khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt Nam. Với sự quan tâm tới nhóm các phụ nữ yếu thế như trẻ em gái, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu vùng xa, chị đã tham gia một số dự án nghiên cứu và các chương trình can thiệp giúp cải thiện và nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe của các nhóm đối tượng khác nhau.
Chị Linh tốt nghiệp Thạc sĩ Điều dưỡng tại Hàn Quốc. Chị hiện đang là Điều phối viên Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ Việt Nam và Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư thuộc trường Đại học VinUni; đồng thời là giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội. Công việc hiện tại của chị liên quan đến việc quản lý và thực hiện dự án nhằm cải thiện các triệu chứng cho phụ nữ sau khi điều trị ung thư bằng ứng dụng điện thoại i-CanManage.
Chị có hơn ba năm kinh nghiệm trong các dự án nghiên cứu liên quan đến nâng cao sức khỏe và quản lý bệnh mãn tính sử dụng các can thiệp dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Mối quan tâm nghiên cứu của cô hướng đến việc nâng cao sức khỏe và quản lý triệu chứng cho các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là phụ nữ mắc ung thư.